KHÔNG NÊN TỰ TIÊM VACCINE NGỪA LAO PHÒNG COVID-19

⚠️ [KHUYẾN CÁO]

? Sau thông tin Bệnh viện Phổi Trung ương chủ trì phối hợp với một số đơn vị khác sẽ tiến hành thử nghiệm tiêm vaccine ngừa bệnh lao (BCG) cho các nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch để phục vụ đề tài nghiên cứu, nhiều người dân đã rất quan tâm đến loại vaccine này. Thậm chí có người còn rủ nhau đi mua để trữ loại vaccine này với mục đích phòng ngừa SARS-CoV-2.

? Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhấn mạnh: “Việt Nam có triển khai nghiên cứu thử nghiệm loại vaccine này, tuy nhiên người dân tuyệt đối không tiêm tự ý tiêm BCG cho người lớn. Bởi gần đây đã có một thanh niên ở Nhật Bản gặp biến chứng sau tiêm vaccine BCG để phòng COVID-19 (*)”.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia vaccine phòng lao BCG được sử dụng từ hơn 30 năm nay. BCG có hiệu quả phòng các thể lao màng phổi và lao màng não. Nó có hiệu quả phòng mắc lao phổi, nhưng hiệu quả yếu hơn ở trẻ em trong độ tuổi đi học ?? và ở người lớn tuổi ??. Tuy nhiên, nếu trẻ bị phơi nhiễm với vi khuẩn lao thì vaccine không có hiệu quả.

Tại ??, chỉ khuyến cáo sử dụng vaccine BCG cho người lớn làm các nghề có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi khuẩn lao. Trong 5 năm gần đây vaccine này cũng đã được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ cho người lớn với liều 0,1 ml (cùng thể tích nhưng hàm lượng BCG gấp đôi liều tiêm cho trẻ em dưới 1 tuổi) để đáp ứng yêu cầu tiêm vaccine BCG cho học sinh, sinh viên, người lớn khi đi học tập, lao động ở các quốc gia yêu cầu tiêm vaccine BCG trước khi nhập cảnh.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo, ước tính tỷ lệ người dân Việt Nam có vi khuẩn lao cao nên không tự ý tiêm vaccine ngừa bệnh lao (BCG) vì sẽ có phản ứng không mong muốn. Các đơn vị liên quan tiêm chủng không nên tích trữ vaccine, có thể dẫn đến rối loạn thị trường.


Nguồn: Sưu tầm